(CMO) Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/Dioxin, làm huỷ hoại môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hàng triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần, người sinh ra bị mù mắt, gù lưng, bại não, chân tay dị tật..., cuộc sống vô cùng khó khăn.
(CMO) Với phương châm “Không để bất kỳ hội viên nào thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần”, các cấp hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Cà Mau đã huy động sự chung tay của cộng đồng, chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC).
(CMO) Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn rất nghiêm trọng, đặc biệt là chất độc hoá học màu da cam (dioxin) tồn tại qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, nhiều nạn nhân da cam thị trấn Trần Văn Thời vẫn tăng gia lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.
Cùng làm một việc, đối với chị có thể mất thời gian gấp đôi người bình thường, nhưng chị không quan tâm nhiều đến quá trình, mà chỉ nghĩ cách làm sao để đạt kết quả tốt nhất. Và thành công đã mỉm cười với người giàu nghị lực và sống đầy trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam như chị Trần Kim Oanh. Hiện chị trở thành bà chủ tiệm nail ở TP. Hồ Chí Minh, được mọi người xung quanh mến phục, yêu thương.
CMO) Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin để lại vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của rất nhiều người. Huyện Đầm Dơi có trên 2.100 người nhiễm chất độc da cam, nhưng nhiều người trong số họ đã tự mình vượt lên số phận, trở thành những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi.
Thực hiện chương trình của TW Hội NNCĐDC/DIOXIN Việt Nam về xây dựng các mô hình, sự kiện sản xuất kinh doanh giúp cho NNCĐDC gặp khó khăn vượt khó vươn lên.
Thực hiện chương trình công tác năm 2020, ngày 24/3/202, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin thành phố Cà Mau hỗ trợ vốn sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế gia đình cho 04 gia đình nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn xã Tân Thành.
Đỗ Thị Ngọc Mãi, sinh năm 2007, học sinh lớp 7, năm học (2019-2020) trường Trung học cơ sở Nguyễn Trung Trực, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Em bị dị tật bẩm sinh, cụt 2 cánh tay, là học sinh nghèo hiếu học, đạt 6 năm liền học sinh giỏi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha cắt, cưa cây thuê, mẹ ở nhà đưa, đón em đi học và chăm sóc em nhỏ.
Sức lao động giảm sút, ngoại hình khiếm khuyết, kinh tế khó khăn... là hoàn cảnh chung của hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin ở Cà Mau. Trong nhiều mảnh đời ấy, không ít người đã vượt lên số phận, tạo lập cuộc sống ổn định. Chị Nguyễn Ngọc Diệp (sinh năm 1972), hiện là Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, xứng đáng là tấm gương sáng trong xã hội, khi người phụ nữ khiếm khuyết ấy có nhiều việc làm nhân văn, những dự định tươi sáng cho bao người đồng cảnh.
Anh Lê Minh Hậu sinh năm 1954, thường trú tại ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, gia đình anh có 5 nhân khẩu thì 4 người bị nhiễm CĐDC, 1 bị nhiễm trực tiếp và 3 bị nhiễm gián tiếp, có 1 người con bị bại liệt hoàn toàn. Đời sống gia đình thiếu thốn khó khăn, bủa vây quanh năm, còn phải lo chăm sóc cho gia đình, bản thân và 3 đứa con.
Năm 1973, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà Nguyễn Thị Chây (1955) đã tình nguyện tham gia thanh niên xung phong tại chiến trường Quảng Trị. Từ năm 1974 đến 1976, bà làm dân công hỏa tuyến, phục vụ cho chiến dịch mở đường 9 Nam Lào. Sau 4 năm bà về quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và xây dựng gia đình với ông Hoàng Quốc Nhỏ.
Nhìn anh Chu Đình Kế, 41 tuổi, thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên dùng cánh tay bị teo quắp lại nâng phần thân dưới di chuyển thoăn thoắt qua các bậc thềm từ nhà xuống sân, chúng tôi thầm khâm phục nghị lực phi thường của người đàn ông bị tật nguyền. Càng thêm cảm phục hơn khi biết, dù cơ thể bị dị tật bởi chất độc da cam, anh vẫn vượt qua bao khó khăn, mặc cảm, vươn lên trở thành triệu phú, mà mọi người vẫn thường gọi vui là triệu phú “Kế gà”.