Sáng 24/8, Sở Lao động thương binh và các ngành, đoàn thể, Hội có liên quan làm việc với Trung tâm Hành động quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 8 năm 2023 tại thành phố Bạc Liêu, Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam (Dự án Hoà nhập) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã tổ chức cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 và 02 Hội thảo "Hỗ trợ tạo cơ hội việc làm và cải thiện sinh kế cho người khuyết tật và nạn nhân da cam" và Hội thảo "Phục hồi chức năng và chăm sóc người khuyết tật".
Những năm qua, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm kịp thời, sâu sát đến cộng đồng người yếu thế (NYT). Trong đó, NYT là một bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực của đất nước, đóng góp vào sự phát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, tất cả chương trình mục tiêu quốc gia như: giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, việc làm và dạy nghề... khi thực hiện đều không được bỏ quên những NYT. Tại Cà Mau cũng đã triển khai nhiều chính sách dành cho đối tượng đặc biệt này.
Các chính sách, cơ chế, quy định hiện hành của Ðảng, Nhà nước với đối tượng người yếu thế (NYT) đã thể hiện rõ tính ưu việt, nhân văn. Tuy nhiên, thực tiễn đã chỉ ra rằng, NYT vẫn đối diện với muôn vàn trở lực trong cuộc sống. Khó khăn ấy đến từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân; với những người trong cuộc, đó là nỗi niềm day dứt, bức bách.
Những năm qua, chính sách chăm lo toàn diện của Ðảng, Nhà nước với đối tượng người yếu thế (NYT) luôn được các cấp uỷ, chính quyền, cộng đồng chung sức thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Ðây là “chìa khoá” mở ra cánh cửa để NYT hoà nhập cộng đồng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng ngày 21/01/2023, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức đoàn thăm, chúc tết lãnh đạo Hội qua các thời kỳ đã nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Hùng – Chủ tịch tỉnh Hội làm trưởng đoàn và một số lãnh đạo và chuyên viên của Hội.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn hiện hữu trong nhiều gia đình, trong đó có những nạn nhân chất độc da cam, tuy mỗi người mang trong mình một nỗi đau, một hoàn cảnh khác nhau, nhưng những năm qua, họ đều nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và đặc biệt là sự đồng hành của các cấp hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong tỉnh, qua đó giúp họ vượt qua nỗi đau và vươn lên ổn định cuộc sống.
Với mong muốn tri ân những người đã hy sinh xương máu, một phần cơ thể cho Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhân 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện loạt bài viết: “Xoa dịu nỗi đau thời hậu chiến”. Tạp chí DCVN ĐT xin đăng lại nhằm phục vụ đông đảo bạn đọc.
Không gì đong đếm hết nỗi đau của những người lính khi đất nước hòa bình, họ trở về quê hương, trở về đời thường phải chứng kiến con cháu mình ngay khi sinh ra đã chết hay sống trong hình hài dị dạng, hằng ngày bị bệnh tật dày vò bởi nỗi đau mang tên chất độc da cam, dioxin.
Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin tiếp cận quyền lợi, tự bảo vệ quyền lợi của bản thân - Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, ông Lê Vệ Quốc khẳng định điều này với phóng viên TTXVN khi đề cập về biện pháp khắc phục hậu quả cũng như trợ giúp, giảm bớt khó khăn cho những người tham gia hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam, nhân 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022).
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để khắc phục hậu quả cũng như trợ giúp, giảm bớt khó khăn cho những người tham gia hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam. Thế nhưng vì sao các chính sách nhân văn này chưa bao trùm hết những trường hợp thuộc diện nạn nhân chất độc da cam.
(CMO) Với những đặc thù từ công việc cho đến quá trình công tác, những vị chủ tịch hội đặc thù đa phần đã ngoài tuổi nghỉ hưu. Một thực tế đáng quan tâm là hiện nay một số hội đặc thù cấp xã vướng nhiều khó khăn, đặc biệt là khó tìm người kế nhiệm trong các nhiệm kỳ tiếp theo, với thực tế là người đứng đầu hội tuổi cao, sức yếu.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, giải golf "Cúp Đại sứ Việt Nam 2021" đã diễn ra ngày 27-9, tại sân golf Hulencourt, Bỉ.
"Cơn bão" COVID-19 mấy tháng qua đã khiến hơn 1.500 trẻ ở TP.HCM bỗng chốc mồ côi. Em mất cha, em mất mẹ, em thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đau thương, khó khăn chồng chất trên con đường học tập và tương lai của các em.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 cao nhất nước với trên 10.000 em, trong đó, nhiều nhất ở bậc Tiểu học và Trung học Cơ sở, cùng với gần 3.400 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục bị nhiễm. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là những con số cuối cùng khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Đối với các em nhỏ, việc người thân ra đi vì COVID-19 là mất mát quá lớn. Lúc này, các ngành, cấp, địa phương đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng dang rộng vòng tay, trao hơi ấm, chở che, đùm bọc để giúp các em có hành trang bước tiếp con đường phía trước.
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có trẻ em, học sinh - một trong những đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Sau gần 2 năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành với sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận không thể khống chế tuyệt đối COVID-19 mà phải tìm cách ứng phó phù hợp.
Từ tháng 6, UNICEF và UNESCO đã hợp tác xây dựng một khuôn khổ về cách thức mở cửa lại trường, hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là đưa trẻ em trở lại môi trường học tập an toàn và hiệu quả.
60 năm kể từ ngày quân đội Mỹ phun rải hàng triệu lít chất độc hóa học cực độc xuống nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, cho đến nay, sự hủy diệt tàn khốc của những chất độc ấy vẫn còn hiển hiện, âm thầm phá hoại môi trường sống và cướp đi tính mạng của nhiều thế hệ nạn nhân chất độc da cam.
Nỗi đau ấy đẩy các nạn nhân vào hoàn cảnh cùng cực, để lại di chứng qua nhiều thế hệ. Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có nhiều hoạt động, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam để phần nào chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của họ.
Bệnh tật đeo bám, cơ thể dị dạng… nạn nhân chât độc da cam luôn phải đối mặt với sự sa sút về sức khỏe, khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người chỉ có thể sống đời sống thực vật đầy mơ hồ, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
Từ lâu, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề chất độc da cam/dioxin và có những chính sách nhằm xoa dịu nỗi đau của cộng đồng.
QĐND - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau da cam vẫn hiện hữu và dai dẳng trong nhiều gia đình. Hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) là trách nhiệm, tình cảm của cả cộng đồng. Nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8), Báo Quân đội nhân dân giới thiệu ý kiến của một số bạn đọc về nội dung này.
Trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã huy động nhiều nguồn lực để chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, với những hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần xoa dịu nỗi đau da cam. Năm 2021, kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2021), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các cấp hội linh hoạt tổ chức các hoạt động thăm, trao quà động viên những gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Bệnh tật đeo bám, cơ thể dị dạng… nạn nhân da cam luôn phải đối mặt với sự sa sút về sức khỏe, khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người chỉ có thể sống đời sống thực vật đầy mơ hồ, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
Chất độc hóa học dioxin gây ra nỗi đau khủng khiếp và nguy hiểm không gì sánh được đối với những nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
60 năm kể từ ngày quân đội Mỹ phun rải hàng triệu lít chất độc hóa học cực độc xuống nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, cho đến nay, sự hủy diệt tàn khốc của những chất độc ấy vẫn còn hiển hiện, âm thầm phá hoại môi trường sống và cướp đi tính mạng của nhiều thế hệ nạn nhân da cam.
Chiều 13/7, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (số 28A, phố Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội), Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường, Văn phòng 701, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Trung tâm Quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup, tố chức khai mạc Triến lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại".
Câu chuyện về “Em bé” trong rừng đước Cà Mau được GS: Goro Nakamusa (Nhật Bản) chụp năm 1976 khi ông đến Mũi Cà Mau; đó cũng là chuyện gia đình người Cựu chiến binh bị nhiễm chất độc hóa học ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau …
(CMO) Chiều ngày 1/6, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Cà Mau Lê Dũng cùng đoàn cán bộ đến thăm, tặng quà các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Tạp chí ĐTDCVN: Bài viết này, tuy đã cách đây 5 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị.
Dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất Việt Nam, phóng viên ảnh Damir Sagolj (hãng tin Reuters) đã tìm đến Việt Nam để kể lại câu chuyện 'hậu chiến tranh' - chất độc da cam.
LTS: Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4% diện tích đất tự nhiên ở miền Nam Việt Nam, gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người và môi trường Việt Nam. Nhiều hệ sinh thái bị phá hủy bởi CĐDC chưa thể phục hồi; nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thân do bị nhiễm CĐDC.
Nằm trong chương trình thăm chính thức thành phố Đà Nẵng trong thời gian 5 ngày, chiều ngày 06/3/2020 các thành viên Tàu Sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hall (CG 52) của Hoa Kỳ đã có chuyến thăm Trung tâm Bảo trợ NNCĐDC và trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng (thuộc Hội NNCĐDC/dioxin TP. Đà Nẵng). (Do có dịch Covid - 19 nên hiện tại các em đang nghỉ)
Sáng 26/11/2019, tại Nam Định, Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam và Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ khoa học điều tra, khảo sát, thống kê NNCĐDC/dioxin thế hệ thứ 3 (F3-cháu) và thế hệ thứ 4 (F4-chắt) tỉnh Nam Định. Trung tướng, PGS-TS, Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có ông Trần Đăng An, Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nam Định; ông Phạm Ngọc Kiểm, Chủ tịch
Có một thảm họa mà tác hại của nó đối với môi trường và sức khỏe con người không chỉ đo bằng những con số thống kê. Có một nỗi đau không chỉ đối với các nạn nhân mà còn là nỗi đau chung của cả dân tộc và nhân loại tiến bộ. Đó là thảm họa da cam, nỗi đau da cam - một thảm họa kinh hoàng, một nỗi đau xuyên thế kỷ!
Thảm họa da cam là vô cùng nặng nề và tác động lâu dài. Khắc phục thảm họa da cam không thể trong ngày một ngày hai mà là một công việc lâu dài. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã từng bước khắc phục thảm họa da cam.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học dài ngày nhất, quy mô lớn nhất và gây nên hậu quả chưa từng có trong lịch sử loài người. Tháng 4 năm 2012, một Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Đại học Yale (Mỹ), quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, đánh giá những công trình nghiên cứu khoa học mới nhất về chiến tranh hóa học và đi đến kết luận: “Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất, độc ác và tàn bạo nhất trong lịch sử nhân
Sáng 7/3, đoàn Hải quân Mỹ đã đến Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tại huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng.
Tối 17/06, Chương trình Đêm hội Giải Trí, Ca Nhạc, Thời Trang VÌ MỘT VÒNG TAY đã được diễn ra tại Bar Shangri La, Q.5 – Tp.HCM. Chương trình do nhà sản xuất Trịnh Phát Đạt – Tổng Giám Đốc Cty VANVANCO thực hiện với mục đích từ thiện .