Tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đến năm 1974 trở về địa phương, vợ chồng ông chưa một ngày được thảnh thơi khi ông và cô con gái mang trong mình những ảnh hưởng của chất độc da cam. Dù đã hơn 30 tuổi, nhưng cô con gái của ông mãi chỉ là đứa trẻ trong thân hình người trưởng thành. Sức khỏe ngày một yếu, điều kiện sống khó khăn nên có một mái nhà kiên cố là mong ước tưởng chừng xa vời đối với nhiều nạn nhân chất độc da cam như ông Đỉnh. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, năm 2015, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Đông Hưng đã hỗ trợ gia đình ông 50 triệu đồng để xây dựng lại được căn nhà kiên cố như hiện tại.

Ông Lê Đức Đỉnh, xã Đông La, huyện Đông Hưng:

Các cô, các bác trong hội nạn nhân chất độc da cam nhiệt tình, mà nhiệt tình cao mới làm được, gia đình chúng tôi rất phấn khởi. Thực lòng mà nói khi có nhà cửa thì lương tâm mình không nghĩ ngợi gì nữa, mình chỉ có quan điểm nhà cửa không đổ nát là mình đã vững vàng rồi chỉ có yên tâm làm ăn thôi.”

Ông Nguyễn Anh Ngọ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Đông Hưng.

"Từ ngày hội thành lập đến bây giờ đã 15 năm rồi, hội đã xây dựng được hơn 40 ngôi nhà cho hội viên của mình, trong những hội viên này khi được xây nhà họ cũng rất phấn khởi, tin tưởng những hoạt động của hội.”

Thái Bình hiện có hơn 30.000 người bị phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó gần 20.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm, và có khoảng 40% gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin thuộc diện hộ nghèo. Chính vì thế xác định việc hỗ trợ và giúp đỡ những nạn nhân da cam không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, tình yêu thương mà còn cần sự trách nhiệm.

Thời gian qua, Hội đã vận động được hơn 10 nghìn phần quà tương đương với số tiền hơn 3 tỷ đồng, đồng thời huy động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hoạt động tẩy độc, dạy nghề cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam trên toàn tỉnh với số tiền hơn 800 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình.

Một số nạn nhân vươn lên làm kinh tế giỏi, xem hội đúng như là chỗ dựa cả tinh thần và vật chất cho bản thân. Chúng tôi thực hiện đúng cái tâm và mục tiêu tất cả vì nạn nhân da cam. Cho nên mọi hoạt động của hội cũng thế là phải gần gũi, tâm lý, hiểu được hoàn cảnh của nạn nhân và đồng thời phải chia sẻ một cách hết mình.

ti

Bà Nguyễn Thị Minh (bìa phải) Chủ tịch Hội NNCĐ DC/dioxin huyện Vũ Thư thăm một gia đình nạn nhân

Thái Bình là một trong số những tỉnh, thành trong cả nước chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp do thảm họa da cam/dioxin để lại, vì thế bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định vai trò là chỗ dựa vững chắc, là mái nhà chung để các nạn nhân chất độc da cam nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục đóng góp xây dựng quê hương.