Để chủ động kịp thời thực hiện nâng cao chương trình hoạt động giữa Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Hội Cựu chiến binh tỉnh, giai đoạn (2021-2026). Sáng ngày 17/08/2021 tại Hội trường Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau tiến hành lễ ký kết chương trình phối hợp giữa hai Hội.
Do điều kiện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính Phủ nên thành phần tham dự chương trình ký kết có thường trực tỉnh Hội và cán bộ của hai cơ quan tỉnh Hội. Phát biểu tại lễ ký kết ông Nguyễn Văn Phép – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh và ông Nguyễn Xuân Hùng – Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, đã khẳng định tầm quan trọng của việc phồi kết hợp của hai Hội trong thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14/05/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Kết luận 66/KL-TW ngày 04/03/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh Việt Nam trong giai đọan Cách mạng mới”. Hội NCĐDC/DIOXIN tỉnh Cà Mau và Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau thống nhất chương trình phối hợp hoạt động giữa hai Hội giai đoạn 2021-2026, cụ thể là
1/ Phối hợp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về thảm họa da cam ở Việt Nam, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong đó có tỉnh Cà Mau về bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” của các thế hệ Cựu chiến binh; phối hợp vận động hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; phối hợp tổ chức tham gia các sự kiện vào các dịp ngày lễ, ngày tết và ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam10/8”; Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày “Quốc phòng toàn dân 22/12” hàng năm.
2/ Phối hợp nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách và tổ chức giám sát thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và con, cháu của họ.
3/ Phối hợp tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng ở các địa phương để xây dựng củng cố tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhất là cấp cơ sở
4/ Phối hợp tổ chức vận động chăm sóc giúp đỡ cho nạn nhân như: Xây, sửa nhà, vay vốn sản xuất; chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chưc năng, tìm kiếm việc làm cho nạn nhân và con cháu của họ để họ co thu nhập ổn định cuộc sống.
5/ Phối hợp và chủ động đẩy mạnh công tác đối ngoại, vận động các tổ chức Phi Chính phủ Quốc tế để giúp đỡ các nạn nhân và ủng hộ cuộc đấu tranh đòi Mỹ phải có trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin do Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương trình phối hợp sẽ tạo điều kiện cho tổ chức và hội viên của hai Hội tham gia có hiệu quả các hoạt động chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC và cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn.



Ảnh: Lễ ký kết chương trình phối hợp Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Hội Cựu Chiến binh tỉnh (giai đoạn 2021-2026)
Đặng Văn Mỹ - Phó chủ tịch tỉnh Hội