“Năm 2021 trên cơ sở định hướng khen thưởng của TW Hội, tỉnh Hội, các huyện thành hội trong tỉnh đã đăng ký thi đua với TW Hội thực hiện 15 sự kiện, 20 mô hình. Tổng kết phong trào thi đua vì NNCĐDC/DIOXIN giai đoạn 2016-2021, tỉnh Hội khen 18 cá nhân và tổng kết phong trào hành động vì NNCĐDC/DIOXIN, khen thưởng 4 tập thể và đã đề nghị tặng và được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho 1 tập thể, 1 cá nhân; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ 1 cá nhân; Ban Dân vận TW khen thưởng việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW 1 tập thể, 1 cá nhân…Đây là thành tích đáng ghi nhận, đồng thời là minh chứng cho nỗ lực của Hội NNCĐDC DIOXIN tỉnh Cà Mau trong công tác thi đua thực hiện các có hiệu quả các phong trào, hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, ông Đặng Văn Mỹ, Phó Chủ tịch Hội NNCDĐC DIOXIN tỉnh Cà Mau, thông tin.

   Theo số liệu điều tra năm 2004, trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 17 ngàn nạn nhân chất độc da cam được hưởng chế độ chính sách, trong đó người có công là 5.098 người (người HĐKC bị nhiễm CĐHH là 3.429, con đẻ ngưởi HĐKC bị nhiễm CĐHH là 1.669), đối tượng bảo trợ xã hội là 43.081 người (trong đó người khuyết tật là 5.644 người). Những năm qua, tỉnh Cà Mau cũng đã kiện toàn bộ máy hoạt động, tập hợp 8.601 hội viên tham gia; các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội NNCĐDC/DIOXIN trong tỉnh đã nỗ lực trong triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về giải quyết chế độ, chính sách đối với người bị nhiễm CĐHH do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam. Cùng với đó, cán bộ Hội các cấp trong tỉnh luôn năng động, tâm quyết sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi để nạn nhân da cam được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi chính đáng, là chỗ dựa tin cậy cho nạn nhân. Vì thế vai trò, uy tín của Hội ngày càng được nâng cao.

    Ngoài chế độ độ chính sách dành cho nạn nhân chất độc da cam, từ năm 2016 đến nay, các cấp hội trong tỉnh đã vận động khoảng 60 tỷ đồng, gồm tiền và hiện vật chăm lo đời sống vật chất cho hàng ngàn lượt NNCĐDC như: Xây 244 căn nhà;  sửa chữa 39 căn nhà; quà các loại 69.836 suất; xây dụng 24 cầu giao hông nông thôn; khám bệnh 1.372 lượt; thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, giúp nạn nhân nghèo chuộc đất, học bổng 376 triệu đồng; tặng 446 xe lăn; 281 chiếc xe đạp; khoan 19 giếng nước... Ngoài ra một phần hỗ trợ sinh kế như cho mượn vốn, chăn nuôi  sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện sức khỏe của NNCĐDC là 1.659 triệu đồng. Kết quả vận động mỗi năm đều tăng so với năm trước, việc quản lý sử dụng đúng mục đích, đúng nguyên tắc quản lý.

     Anh Nguyễn Quốc Khải, Khóm 6, Phường 6, Tp.Cà Mau là con ruột thương binh 2/4 Trần Kiên Định, bị nhiễm chất độc da cam/đioxin, khoảng đầu năm 2013 anh không may bị tai nạn lao động khi đang làm thuê cho công trình xây dựng. Từ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam hạng nhẹ, còn khả năng lao động, có thu nhập nuôi sống gia đình thì từ đó đến nay, anh nằm một chỗ, mất khả năng lao động, lại phải sống trong căn nhà thuê trên 700 ngàn đồng/tháng. Thấy hoàn cảnh đáng thương, năm 2017 Tỉnh hội cùng chính quyền địa phương vận động các mạnh thường quân hỗ trợ gia đình anh Khải được 120 triệu đồng, giúp anh mua nền nhà, cất nhà, cho gạo hằng tháng, dụng cụ học tập, tặng xe lăn…giúp gia đình anh phần nào gi3m bớt khó khăn.

      Bên cạnh sợ trợ lực từ chính sách của đảng, nhà nước, sự quan tâm cán bộ hội các cấp, các mạnh thường quân tương trợ để nạn nhân da cam vươn lên thì trên địa bàn tỉnh Cà Mau có rất nhiều tấm gương nạn nhân dân da cam vượt khó vươn lên, làm giàu cho gia đình, góp phần cùng địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo.

      Ông Nguyễn Quốc Việt, thương binhh 2/4, nạn nhân chất độc da cam hạng 2, ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, xuất hiện ở nhiều buổi tuyên dương cấp tỉnh và trung ương dành cho đối tượng, như: Thương binh tiêu biểu, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tiêu biểu; đến các giải thưởng nông dân sáng tạo kỹ thuật …Ông Tư Việt đúng chất “Thương binh tàn nhưng không phế” - dù kinh tế khá, bỏ tiền túi hằng trăm triệu giúp dân, làm các công trình xã hội, nhưng hằng ngày mọi người vẫn nhìn thấy hình ảnh anh Tư Việt bình dị “khuyết một phần cơ thể” chạy xe chở từng bó rau, bọc chanh, con cá ra chợ bán…tích cóp từ số tiền nhỏ nhưng anh Tư đã làm được nhiều việc lớn giúp ích cho gia đình và xã hội. Trong những năm qua, với vai trò Chủ tịch Hội người cao tuổi xã, ông Tư Việt đã vận động hằng trăm triệu đồng giúp vốn cho 10 hộ nghèo có vốn sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; vận động và sức tiền túi làm lộ giao thông nông thôn...

    Từ những kết quả trên cho thấy, hiện nay mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn; song, công tác vận động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp trong tỉnh vẫn được giữ vững, số lượng hội viên; mạnh thường quân, nhà hảo tâm tiếp tục được mở rộng phát triển; tích cực trợ giúp nạn nhân tiền quà vật chất để chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân da cam vươn lên trong cuộc sống.

1/ Bàn gia nhà cho nạn nhân chất độc da cam/đioxin thuộc huyện U Minh

2/ Anh Đặng Thanh Phong (Phong Cụt) là nạn nhân chất độc da cam/Dioxin khá tiêu biểu và đặc biệt ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình từ hộ nghèo vươn lên cuộc sống khá giả

3/ Ông Nguyễn Quốc Việt, thương binhh 2/4, nạn nhân chất độc da cam hạng 2, ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, xuất hiện ở nhiều buổi tuyên dương cấp tỉnh và trung ương dành cho đối tượng, như: Thương binh tiêu biểu, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tiêu biểu; đến các giải thưởng nông dân sáng tạo kỹ thuật …

4/ Cả 2 vợ chồng ông Nguyễn Quốc Việt, đều là thương binhh, đồng thời là nạn nhân chất độc da cam hạng 2 tiêu biểu ở địa phương.

                                                                                         

                                                                            

 

                                                                                                   LOAN PHƯƠNG (CÀ MAU)