Đầu tháng 5-1961, Tổng thống Kennedi phái Phó Tổng thống LyndonB Johnson tới Sài Gòn để tham khảo ý kiến với Tổng thống Ngô Đình Diệm Việt Nam Cộng hòa về sự hỗ trợ của Mỹ trong tương lai. Một kết quả của tham vấn này là việc thành lập một Trung tâm thử nghiệm và phát triển khả năng tác chiến (CDTC) Mỹ-Việt Nam và phát triển tác chiến tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của cơ quan Dự án nghiên cứu nâng cao của Bộ Quốc phòng (ARPA). Trung tâm CDTC được thành lập và phát triển các phương pháp chống nổi dậy và vũ khí mới và một trong những nhiệm vụ đầu tiên của nó là để đánh giá việc sử dụng chất diệt cỏ để tiêu diệt thảm thực vật nhiệt đới và nguồn cung cấp thực phẩm của đối phương.

Tháng 4-1961

Khởi sự hoạt động Ranch Hand.

Tháng 4-1961, Đại úy Carl Marshall, sỹ quan hóa học của Phi đoàn phun rải đặc nhiệm hàng không đóng tại căn cứ không quân Langley nhận được một cuộc điều tra như tính khả thi của việc sử dụng các ứng dụng trên không của các chất làm rụng lá ở Đông Nam Á. Không quân Việt Nam có thể được đào tạo để thực hiện công việc này? Đại úy Mario Cadori một cựu phi công SASF đã được phái đến từ Hàn Quốc để thiết lập các chương trình đào tạo các phi công không quân Việt Nam. Bốn phi công có trình độ phun rải của SASF tại thời điểm này đã được bay trên phi cơ C-47 và L-20. Các đơn vị đã nhanh chóng được chuyển sang sử dụng C-123 và tang cường với 4 phi công hướng dẫn có trình độ cao từ căn cứ không quân Pop.

Ngay sau Lễ Tạ Ơn năm 1961, cuộc phiêu lưu bắt đầu, chúng tôi đã đi đến căn cứ không quân Pop để nhận các phi hành viên bổ sung cần thiết để bay qua Thái Bình Dương. Chúng tôi rời căn cứ không quân Pop với 6 chiếc C123s biến thể với “xe téc” chưa bên trong có dung tích 1.000 ga-lông chất lỏng. Các téc chứa đã được sử dụng như thùng nhiên liệu cho cuộc hành trình đến Việt Nam. Chúng tôi đến căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Việt Nam vào lúc 17h45, ngày 7-1-1962 để bắt đầu “tour du lịch” nổi tiếng nhất trong lịch sử cho một đơn vị máy bay không quân Hoa Kỳ không có vũ khí và xác lập mình là đơn vị bị “dính” đạn của đối phương bắn lên nhiều nhất trong chiến tranh ở Việt Nam. Trong tháng 2-1962, phi hành đoàn của chúng tôi mất một phi cơ trong lúc làm nhiệm vụ huấn luyện.

Ngày 14-5-1961

Tại cuộc họp ngày 11-5-1961 của Hội đồng An ninh Quốc gia, Tổng thống John F Kennedy tái khẳng định nhiều quyết định có tầm vóc tác động dài hạn. Mục tiêu của Mỹ tại Việt Nam là: “Ngăn chặn sự thống trị của Cộng sản ở Nam Việt Nam; thành lập tại quốc gia đó một xã hội có sức sống và ngày càng dân chủ và trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ chủ động tiến hành hang loạt hành động quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và có tính chất bí mật để hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu này.

Tổng thống đã khẳng định những hoạt động quân sự cụ thể được thông qua trước đây tại Hội nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày 19-4-1961 và do mối đe dọa an ninh quốc gia tăng sau những sự kiện xẩy ra tại Lào làm cho biên giới của nước này với Nam Việt Nam không còn an toàn như trước. Ông đã chuẩn y 5 hành động bổ sung cần thiết. Chủ trương khai quang làm rụng lá cuối cùng có mối quan hệ với một trong hai hành động sau:

1- Giúp các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra biên giới và chống nổi dậy nhờ thiết lập một hệ thống tình báo và tuần tra biên giới có hiệu quả.

2- Giúp Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập Trung tâm Phát triển & Thực nghiệm khả năng tác chiến tại Nam Việt Nam để phát triển những kỹ thuật chống các lực lượng Việt cộng.

Nhiệm vụ của Trung tâm này là: Trực tiếp tìm kiếm, phát triển, thử nghiệm những vũ khí mới hoặc là nâng cấp những trang thiết bị sử dụng trong môi trường Đông Dương vốn hạn chế bởi những điều kiện chính trị, tâm lý (như đã từng bị Cộng sản cáo buộc về việc Mỹ tiến hành chiến tranh vi trùng (sinh học) tại Triều Tiên). Hai kiến nghị trên được đề cập trong thư của Tổng thống John F Kennedy ngày 8-5-1961 và được Tổng thống Ngô Đình Diệm đồng ý công bố trong một Thông cáo chung với Phó Tổng thống Lyndon B Johnson ngày 13-5-1961.

Ngày 12-5-1961

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B Johnson tới Sài Gòn gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Trong các quyết định đưa ra lần này có nhắc đến việc thành lập một Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Khả năng Tác chiến nhằm phát huy những kỹ thuật mới trên cơ sở những công nghệ mới sử dụng chống lại lực lượng Việt cộng. Trung tâm này có nhiệm vụ xem xét việc sử dụng chất diệt cỏ chiến thuật (chất diệt cỏ dùng vào mục đích chiến tranh) để hủy diệt các khu rừng nơi Quân Giải phòng miền Nam Việt Nam và bộ đội miền Bắc ẩn trú, đồng thời hủy hoại cây lương thực của họ.

Ngoài ra, những hoạt động nói trên (khai quang, phá hủy hoa mầu) cũng nhằm sử dụng vũ khí hóa học như một phương tiện để thúc đẩy chính sách quân sự và đối ngoại của Hoa Kỳ ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Ngày 15-5-1961

Ngày 15-5-1961 sau khi John F Kennedy nhậm chức Tổng thống Mỹ, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đã họp và ra tuyên bố: “Để ngăn chặn Cộng sản xâm lược Nam Việt Nam, quyết định sử dụng chất diệt cỏ (herbicides) và các kỹ thuật tân kỳ khác để kiểm soát các đường bộ và đường thủy dọc theo biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia”.

Ngay sau đó một phái đoàn quân sự do cố vấn trưởng Walt W. Rostow dẫn đầu được phái đến Nam Việt Nam để triển khai thực hiện ý đồ nêu trên. Trong cuộc họp ngày 3-7-1961 tại Phòng 3A (Phòng Hành quân/ Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đại tá cố vấn Mỹ Chilson thông báo: “Vào ngày 14-7 tới sẽ có 2 chuyên viên hóa học từ Hoa Kỳ sang để thực hiện phun rải thí nghiệm các chất diệt cỏ Dinoxol và Trinoxol. Dụng cụ và chi viện của Hoa Kỳ đều sẵn sàng hoạt động vào ngày 1-8-1961...

Ngày 10-7-1961

Kế hoạch khai quang của MAAG

Với sự xâm nhập của Việt cộng vào sâu vùng trung tâm của Nam Việt Nam bằng cách lợi dụng sự che phủ của thiên nhiên, tại sở chỉ huy của Phái bộ Viện trợ và Cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MAAG), người ta đã đặt ra yêu cầu phải loại bỏ khả năng che phủ của lá rừng vào tháng 7-1961. Lúc bấy giờ, kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu làm rụng lá dọc theo các trục giao thông liên lạc, kênh đào và những trục đường chính để ngăn chặn các cuộc tập kích và ngăn cản quân đội đối phương sử dụng những con đường sống còn này.

Giữa năm 1961, Phi đội Đặc nhiệm phun rải đường không nhận được 2 máy bay C-123 để các phi công kiểm tra và thực hành thí nghiệm phun rải từ trên không. Phi đội gồm 4 phi công, 1 chuyên viên côn trùng học, 1 trợ lý chuyên viên côn trùng học, 1 văn thư và 20 nhân viên bảo hành.

Vào tháng 7, suy nghĩ đã chuyển từ những khái niệm chung về: “Kỹ thuật và công cụ” thành những kiến nghị cụ thể, kể cả sử dụng chất làm rụng lá. Một báo cáo tình hình, tính đến ngày 10-7-1961 nhấn mạnh rằng: Nhóm Nghiên cứu và Phát triển đã chú ý đến vấn đề muốn quản lý có hiệu quả hơn vùng biên giới Nam Việt Nam nhằm ngăn chặn những phần tử thù địch bằng cách sử dụng hóa chất làm chết cây để dọn sạch những “đốm lửa” dọc biên giới. Cũng trong tuần kết thúc vào ngày 10-7-1961 hóa chất làm rụng lá cây được chuyển đến Sài Gòn cho Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Khả năng tác chiến mới được thành lập làm thí nghiệm. Bắt đầu từ tháng 7-1961, các trang bị và hóa chất được hối hả chuyển vào Nam Việt Nam qua cảng Sài Gòn.

Một trong những tài liệu về chiến tranh Việt Nam đã được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải mật gần đây, đó là tài liệu “A Review of the Herbicides Program in South Vietnam”. Trong tập tài liệu này, ý định và lý do việc phun rải hóa chất khai quang tại những khu rừng rậm và khu thưa dân được Chính phủ Hoa Kỳ giải thích tương đối rõ rang, ý định đầu tiên về chiến dịch khai quang ở Việt Nam đã nẩy sinh từ tháng 7-1961. Giới hữu trách Hoa Kỳ lúc bấy giờ đã nghĩ rằng, phương pháp khai quang có thể sử dụng để gia tăng khả năng và tầm quan sát dọc theo các trục lộ giao thông và đồng thời chặn đứng đường tiếp tế lương thực của đối phương.

Ngày 8-8-1961

Lựa chọn mục tiêu.

Sau buổi họp tại Kon Tum, Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) đồng ý chấp thuận chọn quận Đắc Tô làm thí điểm phun rải chất diệt cỏ chiến thuật (tactical herbicides).

Ngày 10-8-1961

Phi vụ phun rải thí điểm thứ nhất.

Một chiếc trực thăng sơn cờ vàng 3 sọc đỏ của Không lực Sài Gòn đã bay dọc theo quốc lộ 14 từ thị xã Kon Tum lên Đắc Tô. Đây là chuyến bay phun rải chất độc hóa học đầu tiên ở chiến trường Nam Việt Nam. Trên trực thăng H-34 có lắp thiết bị phun FIDAL. Đợt thí nghiệm này phải mất 3 ngày mới hoàn tất vì thiếu phương tiện.

Ngày 11-8-1961

Phi vụ phun rải thí điểm thứ hai.

Vào lúc 11 giờ Bộ Tư lệnh MACV lên Kon Tum phun thử chất Trinoxol lên cây khoai lang, sắn, chuối và cỏ tranh ngay sau Tỉnh đường Kon Tum. Đến 12h45, tất cả các loài thảo mộc đều bị héo rũ. Cuộc thử nghiệm này hoàn toàn có kết quả nên Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển khả năng Tác chiến đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ thêm hoá chất khai quang này.

Ngày 15-8-1961

Phun rải hóa chất dạng bột.

Trong khuôn khổ kế hoạch Staley-Taylor nhằm bình định Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng, không quân Mỹ đã phun rải xuống vùng Nop, phía tây huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận một loại bột màu trắng, khi rơi xuống tỏa ra như sương mù, hủy hoại mùa màng. Cũng vào thời gian này, hóa chất khai quang được phun rải dọc đường 15 nối liền Biên Hòa-Vũng Tầu để giải tỏa con đường này lúc đó đang bị quân du kích kiểm soát.

Ngày 18-8-1961

Tổng thống Mỹ đi thị sát thực địa.

Tổng thống John F. Kennedi cùng cố vấn quân sự-Đại tướng Tera đi thị sát thực địa tuyên bố rằng: “… trong vòng 18 tháng sẽ bình định Nam Việt Nam và tấn công ra miền Bắc Việt Nam.

Ngày 24-8-1961

Ngô Đình Diệm lựa chọn mục tiêu khai quang.

Một máy bay của quân đội Sài Gòn đã thực hiện chuyến bay phun rải hóa chất khai quang (Dinoxol) đầu tiên bằng máy bay có cánh cố định (C-47) xuống một quãng đường ở phía bắc Sài Gòn. Mục tiêu này do Tổng thống Ngô Đình Diệm đích thân lựa chọn, trên một địa bàn dài 80 km dọc theo quốc lộ 13 bắc Sài Gòn gần làng Chơn Thành. Cả hai phi vụ dọc quốc lộ 14 và dọc quốc lộ 13 đều sử dụng chất diệt cỏ Dinoxol. Biệt đội phun rải hóa chất trên không đã cung cấp thiết bị phun rải cho máy bay C-47 của không quân Sài Gòn, đồng thời cử Thượng sỹ Leon O. Roe đến Nam Việt Nam để lắp đặt. Đại úy Mario D. Cadori phi công rất có kinh nghiệm phun rải hóa chất từng công tác tại biệt đội khi hoạt động trong khu vực thuộc quyền Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đến huấn luyện phương pháp bay và phun rải tầm thấp cho phi công quân đội Sài Gòn đang bay thí nghiệm trên C-47.

Ngày 28-8-1961

3 chiếc máy bay Mỹ phun rải chất độc hóa học xuống xã Áp Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bình Long làm nhiều người trong xã bị đau đầu dữ dội và khó thở, nhiều gia súc bị chết hoặc ốm; cây ăn quả và cây lương thực bị héo rũ, chết khô.

Ngày 23-9-1961

Thông điệp của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bộ Quốc phòng và Chính phủ Hoa Kỳ ra thông điệp chung, nhấn mạnh phải tiến hành khẩn cấp các hoạt động hỗ trợ chính quyền Sài Gòn. Thông điệp đề xuất triển khai Chương trình khai quang. Cũng vào thời gian đó, Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển khả năng Tác chiến đã soạn thảo một chương trình tác chiến quy mô lớn trên cơ sở những kết quả thuận lợi của những thí nghiệm lên cây sắn và lá rừng. Kế hoạch có 4 mục tiêu:

- Làm cho biên giới Campuchia, Lào và Bắc Việt Nam không còn lá cây để che phủ lực lượng đưa tăng cường cho Việt Cộng;

- Làm rụng lá một phần của Đồng bằng sông Cửu Long có tên gọi là Chiến khu D là nơi Việt Cộng có nhiều căn cứ;

- Phá hủy các nương sắn hoang mà Việt Cộng dùng làm thực phẩm;

- Phá hủy các khu rừng ngập mặn mà Việt Cộng dùng để cư trú.

Chiến dịch sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn I: Trong vòng 30 ngày làm rụng lá được 20% Chiến khu D và vùng biên giới Campuchia lân cận, các nương sắn và các khu rừng ngập mặn. Giai đoạn II: Trong vòng 90 ngày, sau khi kết thúc giai đoạn I, tiếp tục làm rụng lá 80% còn lại của Chiến khu D, toàn bộ biên giới tiếp giáp với Campuchia, Lào, các nương sắn và rừng ngập mặn còn lại do Việt Cộng chiếm giữ. Trong cả hai giai đoạn, Kế hoạch này dự kiến sẽ làm rụng lá khoảng 31.250 dặm vuông rừng. Đó là một diện tích bằng một phần nửa Nam Việt Nam. Ngoài ra, kiến nghị còn kêu gọi phun rải hóa chất trên 1.125 dặm vuông rừng ngập mặn và 312 dặm vuông diện tích trồng sắn. Kế hoạch này cũng đòi hỏi khu vực bị phun rải sẽ bị thiêu đốt khi cây cối khô héo đủ mức. Chi phí do Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển khả năng Tác chiến đề nghị là 75-80 triệu USD và thực tế mức tiêu thụ chất diệt cỏ vượt quá khả năng sản xuất hiện thời ở Mỹ, điều này cho thấy quy mô của nó rất lớn.

Trong nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ có những tiếng nói chống lại Chương trình này, nhưng không được ai chú ý. Sau đó vài ngày, một Chương trình làm rụng lá khác quy mô nhỏ hơn do các quan chức Mỹ tại Sài Gòn soạn thảo đã thay thế Chương trình quy mô lớn nêu trên.

Ngày 29-9-1961

Ngô Đình Diệm bàn bạc sử dụng chất khai quang với phái đoàn Mỹ.

Trong vài tuần tiến hành thử nghiệm đầu tiên, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bàn sử dụng hóa chất diệt cỏ cho nhiều mục tiêu khác nhau. Ngày 29-9-1961, tại Dinh Độc Lập (Sài Gòn), ông Diệm và các cố vấn đã gặp Phái đoàn Mỹ gồm Đại sứ F.E. Nolting, tướng McGarr, Trưởng Phái bộ MAAG – Việt Nam, Đô đốc H.D. Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương. Họ đã thảo luận nhiều vấn đề và đến cuối cùng thì chuyển sang tình hình tăng gia sản xuất của Việt Cộng. Tổng thống Diệm tỏ rõ quan tâm một thực tế là nhiều vùng đất sâu xa, rộng lớn đã bị Việt Cộng lợi dụng, cưỡng bức người Thượng khai hoang và trồng lúa. Ông ta nói, chỉ trong vòng một tháng, kẻ thù có thể thu hoạch được nhiều lương thực. Do đó, ông đề nghị phải ngay lập tức tìm cách phá hủy vụ mùa trước khi chúng thu hoạch. Diệm nói rằng, ông có nghe nói đến loại bột có thể sử dụng để phá hoại lúa, nhưng trước hết Tổng thống Kennedi phải chấp thuận cho sử dụng hóa chất đó. Sau khi thảo luận, kết luận cuối cùng là các cố vấn của Diệm đã nhầm lẫn giữa một chất diệt cỏ sẵn có với những hóa chất có tác dụng mạnh hơn và nằm trong danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC-hạt nhân, sinh học và hóa học). Tuy nhiên, Diệm nhấn mạnh rằng, ông không quan tâm cái gì được sử dụng nếu như chúng có thể làm cho Việt Cộng không thể tăng gia trong những vùng sâu, vùng xa.

Ngày 10-10-1961

Mỹ: Quan niệm về can thiệp.

Một văn kiện có tiêu đề “Quan niệm về can thiệp ở Việt Nam” đã được thảo luận tại một hội nghị có sự tham gia của hai bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao.

Các hoạt động làm rụng lá được coi là một trong những hành động bổ sung đã được đề nghị áp dụng ngay trong khi chờ một quyết định lớn liên quan đến đưa một lực lượng chiến đấu quy mô lớn. Văn bản gốc của A. Johnson kiến nghị rằng, Mỹ sẽ dung máy bay tiến hành một “Chương trình phun rải chất làm rụng lá quy mô lớn tại Nam Việt Nam”.

Ngày 11-10-1961

Hội nghị Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSC).

Một Hội nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia họp ngày 11-10 với Tổng thống Kenndi cũng bàn về tài liệu của A. Johnson, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Tại Hội nghị này, Tổng thống chỉ thông qua một quyết định trước mắt là đưa đại đội máy bay chống nổi dậy “Jungle Jim” của không quân đến Nam Việt Nam làm nhiệm vụ huấn luyện và trực thuộc Phái bộ MAAG. Tổng thống đã trì hoãn quyết định lớn liên quan đến đưa lực lượng quân sự lớn vào Nam Việt Nam và các phương án lựa chọn khác, kể cả khai quang rụng lá. Trái lại, Tổng thống Kehnndi đã quyết định gửi một phái đoàn do tướng Maxwell Taylor cầm đầu đến Sài Gòn để khảo sát những khả năng lựa chọn quân sự và chính trị. Ông cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao tiến hành những nỗ lực ngoại giao liên quan.

Trong khi đó, kiến nghị khai quang rụng lá quy mô lớn đã được phát triển đầy đủ hơn. Ngay trong ngày 23-9-1961, một báo cáo của liên Bộ Ngoại giao và Quốc phòng đã nói rằng, cần có ngay hành động khẩn cấp, không được chậm trễ, hỗ trợ Chính phủ Ngô Đình Diệm và đề xuất một chương trình tác chiến trong đó có danh mục khai quang rụng lá.

Tuy nhiên, kiến nghị cũng cảnh báo rằng, chương trình khai quang rụng lá có giá trị góp phần đánh bại Việt Cộng, do đó lục quân Việt Nam Cộng hòa phải cố gắng hơn rất nhiều mở các cuộc tấn công phát triển kết quả. Những người soạn thảo kế hoạch cũng nhận rõ rằng, một chương trình như vậy sẽ dễ làm cho Mỹ bị tố cáo là kẻ đã tiến hành chiến tranh hóa học hoặc sinh học. Sau đó ít lâu, một chương trình khai quang rụng lá khác quy mô nhỏ hơn do các quan chức Mỹ tại Sài Gòn soạn thảo đã thay thế chương trình quy mô lớn đó của Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Khả năng tác chiến, Kế hoạch có phạm vi hạn chế này gồm 3 giai đoạn quay vòng:

- Giai đoạn I: Khởi đầu và kéo dài trong 20 ngày sẽ phun rải 334,5 dặm vuông diện tích trồng sắn, lúa bằng 2,4,5-T và acid cacodylic;

- Giai đoạn II: Kéo dài trong 30 ngày và khai quang rụng lá 200 dặm vuông rừng chiến khu D;

- Giai đoạn III: Khai quang rụng lá một số cung đoạn biên giới.

Tổng chi phí cho kế hoạch này vào khoảng 4-6,5 triệu USD, tức dưới một phần mười của kiến nghị trước. Kiến nghị cắt giảm chương trình trước cũng chỉ ra những nhược điểm của máy bay C-47 khi dung phun rải chất khai quang và nhấn mạnh rằng, máy bay Mỹ (giả định là C-123) có trang bị hệ thống máy phun MC-1 trong một vài tuần nếu dành cho công việc này được ưu tiên đúng mức.

Một phụ lục đề ngày 11-10-1961 lại diễn giải kiến nghị khai quang làm rụng lá như sau: “Thực hiện hoạt động phun rải hóa chất khai quang bằng cách thuê máy bay và phi công dân sự. Những hoạt động như vậy lúc đầu chỉ có tính thực nghiệm nhằm làm rõ và tiếp tục phát triển khả năng sử dụng hóa chất để làm lộ ra những con đường qua lại trong rừng”.

Ngày 30-10-1961

Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo.

Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi công hàm cho 103 nước trên thế giới tố cáo Hoa Kỳ kể từ năm 1954 cho đến nay đã đưa hàng ngàn nhân viên quân sự và hàng chục tấn vũ khí, chất độc hóa học để giết hại dân thường và phá hoại mùa màng ở Việt Nam.

Tháng 10-1961

Phá hoại mùa màng với tư cách là một vũ khí.

Trong tháng 10-1961 đã có 6 máy bay vận tải C-123 được chuyển giao cho Tư lệnh Không quân chiến thuật tại căn cứ Clark Firth Philipiners của Không lực Hoa Kỳ.

Vấn đề phá hoại mùa màng với tư cách là một vũ khí trong loại chiến tranh du kích không hề bị bỏ qua ngay từ thời điểm đầu tiên này. Cùng với việc khai quang làm rụng lá, mục tiêu phá hoại mùa màng cũng đã được xem xét trong tháng 10-1961. Cơ sở biện minh chủ yếu được đặt ra vào lúc này và sau đó tiếp tục biện minh cho chương trình này là: Loại trừ khả năng tiếp cận của Việt Cộng với các nguồn lương thực tiếp tế từ nông dân địa phương bổ sung cho số được đưa từ miền Bắc Việt Nam vào. Vấn đề trực tiếp trước mắt ở trong một nước cơ bản là nông nghiệp như Việt Nam là các vụ mùa bị phá hoại sẽ gây tổn thương cho dân lành và có thể tác động rất lớn đến lòng trung thành của họ đối với chính quyền Sài Gòn vốn là một nền tảng không có gì vững chắc cả.

Hoạt động phá hoại mùa màng bằng hoá chất đòi hỏi không quân Việt Nam Cộng hoà sử dụng trực thăng H-34 phun rải lên những vùng được chọn lọc kỹ. Ngoài ra, phía Việt Nam phải kiểm soát việc lựa chọn mục tiêu và đảm bảo khả năng bảo trì cho các máy bay. Mỹ sẽ cung cấp chất khai quang đến tận cảng bốc dỡ cũng như các hoạt động tư vấn , bảo hành kỹ thuật. Trưởng Phái bộ MAAG và Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đồng ý rằng, chương trình đã có đủ điều kiện để tiến hành thực nghiệm. Một chương trình chiến tranh tâm lý đã được vạch ra để chống lại những tác động do hoạt động tuyên truyền của Cộng sản chắc chắn sẽ xẩy ra.

Ngày 3-11-1961

Báo cáo của tướng Taylor-đại diện quân sự của Tổng thống Hoa Kỳ gửi Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Thưa Tổng thống! Tôi gửi kèm báo cáo chuyển đi của tôi đến thăm Nam Việt Nam, Thái Lan và Hồng Công trong thời gian từ 15-10 đến 3-11-1961. Khai quang bằng sức người để chia cắt Chiến khu D bằng hoá chất khai quang, một khuyến cáo được đưa ra để xem xét, đó là việc trao một quyết định khai thác gỗ tại Chiến khu D cho một công ty thương mại của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)-Formosa, công ty này có thể là một công ty phi lợi nhuận, sử dụng các cựu chiến binh Trung Hoa Dân Quốc (tuổi từ 35-40), họ có thể được trang bị để tự vệ (hoặc trò chơi săn bắn). Gỗ cứng tại Chiến khu D tốt cho khai thác, gỗ ở đây được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nếu muốn công ty Đài Loan có thể hoạt động chung với cựu chiến binh Việt Nam Cộng hoà. Khi gặp một lực lượng Việt Cộng lớn, Quân lực Việt Nam Cộng hoà sẽ mở một cuộc tấn công. Các thợ đốn cây có thể đối phó với một lực lượng nhỏ đối phương. Một hoạt động như vậy sẽ có lợi ích nâng cao tinh thần Formosa, mặc dù hoạt động đội lốt dân sự nhưng giải quyết một phần của vấn đề cựu chiến binh được đặt ra.

Ngày 3-11-1961

Triển khai chương trình khai quang ba giai đoạn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara nhận lệnh triển khai Chương trình Khai quang, phá huỷ hoa màu tại Nam Việt Nam theo 3 giai đoạn. Robert S. McNamara yêu cầu các chỉ huy lực lượng không quân ưu tiên cung cấp các máy bay C-123, nhân lực và hoá chất cho chiến tranh Rach Hand.

Trong một giác thư đề ngày 3-11-1961, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã khuyến nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert S. McNamara rằng, Đô đốc Felt-Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương phải được phép triển khai Kế hoạch khai quang rụng lá giai đoạn 3 có tính chất hạn chế nói trên. Giác thư của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cũng nhấn mạnh rằng, những hành động này phải được thực hiện, hiệp đồng với những cuộc tấn công phối hợp vào lực lượng Việt Cộng. Tuy nhiên, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JGS) cũng cảnh báo về khả năng phá hoại mùa màng, khi tiến hành các hoạt động khai quang rụng lá bằng máy bay trên những mảnh đất trồng sắn hoang hoặc vùng trồng cây lương thực khác phải hết sức cẩn thận không để Mỹ thành mục tiêu bị tố cáo là tiến hành chiến tranh hoá học và sinh học. Liên quan đến vấn đề này, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân khuyến nghị rằng các hoạt động phải có nguỵ trang, đồng thời với mở chiến dịch tuyên truyền như nhóm Đặc nhiệm tại Việt Nam phác hoạ tại Sài Gòn.

Khuyến nghị sau cùng này cũng phản ánh sự ngờ vực của tướng Lyman L. Limitzer - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân về giá trị của chương trình phá hoại hoa mầu ở Việt Nam. Mấy tháng trước đó, ông đã viết thư cho Tướng M. Taylor, cố vấn quân sự của Tổng thống Kenndy và lưu ý không nên quá so sánh rập khuôn giữa kinh nghiệm của người Anh tại Malaysia với tình hình mà Chính phủ Diệm đang đối phó tại Việt Nam. Ông chỉ ra rằng, ở Malaysia lương thực thường khan hiếm, nên chương trình ngăn chặn của người Anh trở lên quan trọng và là vũ khí có thể sử dụng ngay được. Limitzer đã đối chiếu với tình hình lương thực tương đối dồi dào ở Nam Việt Nam và do đó ông nghi ngờ về tính hiệu quả của chiến dịch ngăn chặn lương thực.

(Còn nữa)

Trích Da Cam Việt Nam