TẬN TÂM VÀ ĐAM MÊ

Trải qua gần 40 năm công tác như: Trưởng, Phó phòng Sở Thuỷ sản; Sở Lao động - Thương binh & Xã hội rồi ông đảm nhiệm Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội từ năm 2007 đến năm 2015. Khi đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Hội NNCĐDC tỉnh Cà Mau và hiện nay ông là Chủ tịch Hội.

Ông Đặng Văn Mỹ tâm sự: “Trong suốt quá trình công tác tôi cống hiến hết sức mình với nhiệm vụ được phân công là theo dõi và thực hiện chính sách đối với Người có công, bảo trợ xã hội, trong đó có nạn nhân chất độc da cam là người hoạt động trong kháng chiến và con đẻ của họ, tôi cũng thường xuyên tham mưu với cấp uỷ, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành đoàn thể các cấp, đồng thời luôn gắn bó, cảm thông với từng hoàn cảnh gia đình đặc biệt là những nạn nhân chất độc da cam đang phải gánh chịu nỗi đau dai dẳng suốt cuộc đời, những con người mang thể xác dị tật, tâm thần phân liệt, phải sống đời sống thực vật… có thể nói nạn nhân chất độc da cam là người nghèo nhất trong số những người nghèo, đau khổ nhất trong số những người đau khổ”.

Thấy được vấn đề đó, ông thường xuyên nghiên cứu cập nhật pháp luật về công tác Hội, chính sách người có công, bảo trợ xã hội trong đó có nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nặng. Việc nắm vững chính sách nên việc tư vấn giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam tiếp cận và làm hồ sơ hưởng chính sách đúng theo quy định, người không đủ điều kiện hưởng chính sách cũng được tư vấn đầy đủ nên hiện nay không có hồ sơ tồn đọng. Có thể nói hoạt động Hội đúng định hướng, công tác vận động và thường xuyên trực tiếp làm việc với các mạnh thường quân, nhà tài trợ phù hợp với nhu cầu của các nạn nhân cần giúp đỡ… Xác định công tác trọng tâm và phương pháp phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng, ngoài ra yếu tố con người ra cán bộ hội cũng cùng chung tay với ông để thực hiện việc kết nối được nhà tài trợ với nạn nhân ngày càng nhiều.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Chủ tịch Hội NNCĐDC tỉnh Cà Mau chia sẻ: “Chúng tôi đã đi rất nhiều nơi, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn. Bởi thế, tôi và đồng chí Mỹ luôn gắn bó với nhau, làm tròn công việc hội chúng tôi đảm nhiệm, riêng đồng chí Mỹ thì tính tình chịu kho, hoà đồng được anh chị em nhiều nơi trong hội quý mến, đồng chí Mỹ không ngại khó khăn, luôn đứng ra vận động giúp đỡ thăm giếng các nạn nhân nghèo neo đơn. Trong hội chúng tôi thường bàn cùng nhau sẽ chia giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc vơi đi phần nào những khó khăn trong cuộc sống và tự vượt lên chính mình”.

“Bản thân tôi làm nhiều công việc trong quá trình công tác đã thực hiện và hiểu được sự khó khăn của nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật cho nên khi nghỉ hưu và tiếp nhận nhiệm vụ ở Hội như là một sự tiếp nối càng làm càng đam mê, việc gì đem lại lợi ích cho nạn nhân thì tôi tập trung làm không ngại việc thù lao cũng như thời gian, sức khoẻ…. Đặt lợi ích cuả nạn nhân lên trên và quyết tâm không để ai ở lại phía sau và mong được tiếp tục cống hiến cho nạn nhân chất độc da cam vì gần như công việc này đã thấm với mình rồi”. Ông Đặng Văn Mỹ cười và chia sẻ thêm.

ĐEM LẠI THAY ĐỔI TÍCH CỰC

Mục tiêu chính của ông là đem lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng mà ông đã chọn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ông luôn bám sát nhiệm vụ của Hội thường xuyên, chủ động xây dựng kế hoạch đề ra giải pháp thực hiện giúp hội và các cấp hội hoàn thành nhiệm vụ với mục đích giúp đỡ NNCĐDC vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống càng nhiều, càng tốt.

Ông Mỹ cũng thường xuyên đi cơ sở thăm viếng, động viên tặng quà và tìm hiểu tình hình NNCĐDC nhất là những nạn nhân tiêu biểu, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để giúp đỡ họ trực tiếp và nghiên cứu có giải pháp để tham mưu cấp uỷ chính quyền chỉ đạo và định hướng hội các cấp thực hiện nhằm giúp đỡ NNCĐDC một cách nhanh nhất và có thể.

Việc thăm viếng các nạn nhân có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau như có gia đình hoàn cảnh rất khó khăn, có gia đình làm ăn từ 2 bàn tay trắng mà vượt lên số phận. Như hộ Bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi có cha, mẹ là nạn nhân chất độc da cam, nhà có 7 anh em, 3 nữ, 4 nam (4 nam là nạn nhân chất dộc da cam) bà là chị của 4 NNCĐDC, gia đình khó khăn về kinh tế, bản thân 4 nạn nhân khó khăn trong sinh hoạt. Bà là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và bản thân phải tần tảo làm mướn, làm thuê để có tiền nuôi các em. Bản thân bà đã được tuyên dương ở Đại hội điển hình tiên tiến Hội NNCĐDC Việt Nam năm 2021.

“Đây là những hộ da cam tự vươn lên trong cuộc sống… Từ khi qua Hội công tác thì tôi đã tiếp cận nhiều câu chuyện, tôi thấy mình là người đứng đầu tổ chức Hội là chỗ dựa tin cậy của nạn nhân, việc thăm viếng tìm hiểu, tặng quà sẽ động viên được tinh thần, giúp đỡ vật chất phù hợp và gần gũi để giúp họ có giải pháp phù hợp trong cuộc sống để họ có điều kiện vươn lên và qua đó giúp tôi được trải nghiệm và có cơ sở phổ biến cho các cấp hội thực hiện và chia sẻ ở nhiều địa phương để học tập noi theo”. Ông Mỹ chia sẻ.

KHẢ NĂNG KÊU GỌI TÀI TRỢ VÀ HỖ TRỢ

Một phần quan trọng trong công việc của người lãnh đạo Hội là kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức. Ông cũng thường xuyên tổ chức vận động các nguồn gây quỹ, viết đơn xin tài trợ, và tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động của hội. Trong các nhiệm vụ của Hội, các cấp hội xác định vận động nguồn lực giúp đỡ cho NNCĐDC là nhiệm vụ trọng tâm. Nhu cầu của nạn nhân rất nhiều như: trợ giúp pháp lý, xây sửa nhà ở, hỗ trợ sinh kế, dạy nghề, việc làm, khám chữa bện, chỉnh hình… Thời gian đối với các nạn nhân cần khẩn trương vận động nguồn lực để giúp đỡ nạn nhân càng nhiều, càng sớm càng tốt.

Cùng chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Minh Cơ, hội viên Hội Phụ nữ từ thiện TP Hồ Chí Minh, chia sẽ: “Chúng tôi đã đi hoạt động và giúp đỡ rất nhiều nơi, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn. Bởi thế, cũng nhờ anh Mỹ làm cầu nối cho chúng tôi, anh Mỹ tính tình vui vẻ, anh không ngại khó khăn, thấy được vấn đề đó chúng tôi tài trợ 50 triệu đồng cất nhà Tình thương cho NNCĐDC là anh Nguyễn Văn Điệp, ấp Xóm Rẫy, xã Quách Phẩm Bắc huyện Đầm Dơi. Đoàn chúng tôi cũng nhờ anh Mỹ được sẽ chia giúp đỡ bà con nghèo ở Cà Mau vơi đi phần nào những khó khăn trong cuộc sống, anh Mỹ cũng là người rất có tâm và tận tuỵ với công việc”.

Chia sẻ với đoàn về sự vận động của ông Mỹ và cùng các nhà hảo tâm, anh Nguyễn Văn Điệp, ấp Xóm Rẫy, xã Quách Phẩm Bắc huyện Đầm Dơi vui mừng nói: “Nhờ sự vận động của chú Mỹ đến các nhà hảo tâm đã giúp gia đình tôi có cất lại căn nhà. Tôi rất mừng cảm ơn chú Mỹ và các đơn vị đến ủng hộ và giúp đỡ cho gia đình”. Ngoài việc vận động ủng hộ tiền để cất nhà cho anh Điệp, còn được các mạnh thường quân tặng thêm các đồ gia dụng sinh hoạt cho gia đình.

“Với tôi công tác này xem như là trách nhiệm và tình cảm đối với nạn nhân và tự nguyện cống hiến vì nó đem lại niềm tin và điều kiện tốt cho nạn nhân nên tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, thường xuyên xây dựng kế hoạch, phát động phong trào, giải pháp thực hiện để các cấp hội thực hiện và bản thân tôi phát huy tối đa trong điều hành, sáng tạo phương pháp để giúp nạn nhân tiếp cận những điều kiện tốt nhất”. Ông Mỹ chia sẻ thêm.

Cuối cùng, người chủ tịch thường quan tâm đến việc ghi nhận và vinh danh những đóng góp của các thành viên và tình nguyện viên trong hội. Họ hiểu rằng sự công nhận không chỉ giúp duy trì động lực mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Nhìn chung, ông Đặng Văn Mỹ người chủ tịch “Hết lòng vì thiện nguyện” là người có tầm nhìn xa, sự tận tâm và khả năng lãnh đạo vững vàng. Ông Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động thiện nguyện và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

BOX: Ông Đặng Văn Mỹ tham gia công tác Hội 15 năm, ông đã vận động giúp đỡ nạn nhân da cam bằng tiền mặt và vật chất trên 130 tỷ đồng; trong đó, riêng bản thân ông vận động trên 30 tỷ và cá nhân ông trợ giúp 40 triệu đồng. Nhiệm kỳ 2018-2023; ông vận động gần 60 tỷ... 9 tháng đầu năm 2024 trên 10 tỷ.

Bài và ảnh: Hoàng Vũ

1/ Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCDDC/dioxin tỉnh Cà Mau thăm tặng quà cho ông Huỳnh Thanh Vân, ấp Chống Mỹ và bà Nguyễn Thị Ngờ, ấp Cái Nai, nạn nhân chất độc da cam xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Nhân kỷ niệm 63 năm Thảm hoạ da cam ở Việt Nam 10/8/1961-10/8/2024.

2/ Công tác an sinh xã hội cũng được Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh với quyết tâm trợ lực kêu gọi, vận động các mạnh thường quân và doanh nghiệp ủng hộ cho địa phương. (trong ảnh Khánh thành cây cầu “Tăng Mốc” ấp 8, xã Khánh Bình Đông, do ông Đặng Văn Mỹ (người ở giữa) vận động gia đình ông Lê Duy Phong, phường Thế Long, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ trị giá 105 triệu đồng, cầu dài 22m, ngang 2,2m).

3/ Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau thăm tặng quà cho hộ ông Đỗ Ngọc Hương, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, NNCĐDC/dioxin.

4/ Bàn giao nhà Tình thương cho NNCĐDC là ông Nguyễn Văn Điệp, ấp Xóm Rẫy, xã Quách Phẩm Bắc huyện Đầm Dơi do bà Nguyễn Thị Minh Cơ hội viên Hội Phụ nữ từ thiện TP. Hồ Chí Minh tài trợ 50 triệu đồng, huyện Hội Đầm Dơi 15 triệu đồng, gia đình đối ứng 15 riệu đồng. Tổng gía trị nhà 80 triệu đồng.

5/ Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp Hội Phụ nữ từ thiện TP. Hồ Chí Minh trao 200 phần quà cho nạn nhân, mỗi phần trị giá 700 ngàn đồng, tổng giá trị 140 triệu đồng, cho người thân nạn nhân chất độc da cam và người nghèo đang sinh sống trên địa bàn xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi.