Trong những năm qua cả nước có hàng trăm nghìn nạn nhân chất độc da cam đã chết; hàng trăm nghìn người đang phải vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo; các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân chất độc da cam là bại liệt hoàn toàn, mù, câm, điếc, dị dạng, dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, tai biến, vô sinh… Đặc biệt chất độc da cam/dioxin (CĐDC/dioxin) có thể di truyền qua nhiều thế hệ gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe con người, không những đối với các Cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh mà còn cả thế hệ thứ 2, 3, là con, cháu và gần đây đã phát sinh thế hệ thứ 4 của những người đã bị phơi nhiễm… tác động lâu dài của chất độc da cam/dioxin không chỉ có 20 năm mà có thể lên tới trên cả 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng lại ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người.

Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau thông tin. Hơn 49 năm chiến tranh đã lùi xa; vết thương thực thể đã liền sẹo, nhưng vết thương vô hình Dioxin vẫn tiếp tục xuyên qua các thế hệ; từ cha, mẹ sang con; từ ông, bà sang cháu và “Nỗi đau da cam vẫn còn đó”. Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên, ngày 07/06/2005 Hội Nạn nhân nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Cà Mau được thành lập và đến nay hệ thống Hội đã hình thành trên 9/9 huyện, thành phố, 101/101 xã phường thị trấn, 636/883 ấp khóm, trên 11.348 hội viên. Từ khi ra đời hội luôn chủ động, tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, từ tỉnh đến huyện, thành phố, cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả của chất độc da cam/dioxin, những khó khăn, thiệt thòi, nhu cầu cần giúp đỡ của nạn nhân, gia đình nạn nhân tạo sự cảm thông và sẵn lòng chia sẻ…”

Tỉnh Cà Mau hiện có trên 17.000 là nạn nhân của chất độc hóa học. Mặc dù được Đảng, chính quyền, đoàn thể và Hội NNCĐDC/dioxin các cấp quan tâm giúp đỡ, nhưng phần lớn hoàn cảnh của họ quá ngặt nghèo, thiếu thốn từ nhà ở đến sinh hoạt đời sống hàng ngày, họ phải đối mặt với bệnh tật, ốm đau. Nhiều gia đình không có một người khỏe mạnh, họ cố hết sức để bươn chãi cho cuộc sống, nhưng vẫn thiếu trước hụt sau.

Ông Lê Bảo Trung, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Hiện tại những người bị nhiễm chất độc hoá học tham gia kháng chiến là 199 người. Trong đó đối tượng bị ảnh hưởng từ ông bà cha mẹ là trên 300 người. Trong những năm qua Hội cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên vận động và trao quà cho các đối tượng này, nhất là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn… Những món quà tuy không lớn nhưng cũng giúp cho họ có miền vui trong cuộc sống”.

Ông Trần Văn Chánh, sinh năm 1946, ấp Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, ông sinh ra và lớn lên ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, gia đình ông về nơi đây lập nghiệp hơn 25 năm, ông sinh được 6 người con, người con thứ 5, Trần Thị Phụng, sinh năm 1984 bị ảnh hưởng di truyền chất hoá học từ ông nên em bại liệt hoàn toàn từ trong bụng mẹ. Trong kháng chiến ông tham gia du kích của xã và được đi giám định bị phơi nhiễm chất độc hoá học. Ông Chánh cho biết: “Hiện nay tôi cũng lớn tuổi, bà nhà mất cách nay mấy năm, gia đình tôi cũng giờ đây cũng rất khó khăn, không đất đai sản xuất, mấy đưa lớn có chồng vợ tự đi kiếm sống, giờ nhờ vào thằng con út, nó có gia đình sinh được 2 đứa con gái, giờ nuôi tôi và thêm chị nó cũng là một gánh nặng cho con… Cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm, hằng năm gia đình cũng được hỗ trợ tiền, quà, nói chung gia đình cũng rất cảm ơn đến địa phương và các tổ chức đã giúp đỡ”.

Ngoài ra, có những hộ cũng bị nhiễm chất đọc hoá học nhưng cuộc sống của họ đầy đặng hơn, họ biết chăm lo công việc sản xuất và phát triển kinh tế, như hộ ông Đỗ Ngọc Hương, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Ông tham gia kháng chiến tại ấp Rạch Rốc, xã Tân Ân ông là ấp đội trưởng từ năm 1966-1969, năm 1967, Mỹ rãi chất hoá học xuống nơi đây, tàn phá những cánh rừng đước và ông bị chất hoá học từ đó tỷ lệ nhiễm 40%. Hiện tại, gia đình các con cháu đều không bị, riêng ông từ lúc bị nhiễm đến nay… với 4ha đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng hằng năm đem về cho gia đình từ vài chục cho tới vài trăm triệu mỗi năm. Đối với ông dù mang trong người chất độc hoá học nhưng ông không bao giờ lùi bước trong cuộc sống, xóm làng, địa phương điều thương mến, khi nhắc đến ông.

Ông Đỗ Ngọc Hương, chia sẻ: “Dù trong cuộc sống hiện nay, cũng gặp không ít khó khăn, nhưng gia đình tôi bao đời nay cũng khuyến khích con cái ăn học đến nơi đến chốn và thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, không chông chờ, ỷ lại, phải tự mình cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Hôm nay, gia đình cũng rất cảm ơn đoàn đến thăm và tặng quà cho gia đình tôi”.

Ngoài ra, Công tác an sinh xã hội cũng được Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh với quyết tâm trợ lực kêu gọi, vận động các mạnh thường quân và doanh nghiệp ủng hộ cho địa phương… Từ đầu năm đến nay, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh vận động chăm sóc giúp đỡ nạn nhân như: Xây dựng 9 căn nhà; Sửa chữa 11 căn nhà; Xây 5 cầu giao thông nông thôn; Tặng 8 chiếc xe đạp; Tặng 96 chiếc xe lăn; Tặng 5 chiếc xe lắc; 41,75 tấn gạo; 10.869 suất quà… Ngoài ra Hội còn phối hợp với các ngành đoàn thể vận động thăm viếng tặng quà cho các nạn nhân nhân dịp tết Giáp Thìn. Được biết, nhân kỷ niệm 63 năm Thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh vận động trao tặng 125 phần quà cho các NNCĐDC trong tỉnh, tổng trị giá 87,5 triệu đồng.

 “Nhân dịp năm kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024) Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Cà Mau, mong Quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống “Tương thân tương ái; Thương người như thể thương thân; lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, quan tâm ủng hộ bằng tiền, hoặc vật chất để giúp đỡ chia sẽ với gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh Cà Mau để họ cảm nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội, qua đó họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Việc kết hợp và sự hỗ trợ từ cả cộng đồng, Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ sẽ tạo nên một môi trường tốt hơn để giúp đỡ và xoa dịu nỗi đau của những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam”. Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau kêu gọi.

1

2

3

Bài và ảnh: Hoàng Vũ

Chú thích:

1/ Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau thăm tặng quà cho hộ ông Trần Văn Chánh, sinh năm 1946, ấp Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, NNCĐDC/dioxin.

2/ Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau tặng quà cho các nạn nhân nhiễm chất độc hoá học tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

3/ Công tác an sinh xã hội cũng được Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh với quyết tâm trợ lực kêu gọi, vận động các mạnh thường quân và doanh nghiệp ủng hộ cho địa phương. (trong ảnh Khánh thành cây cầu “Tăng Mốc” ấp 8, xã Khánh Bình Đông, do Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau vận động gia đình ông Lê Duy Phong, phường Thế Long, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ trị giá 105 triệu đồng, cầu dài 22m, ngang 2,2m).

4/ Ông Đặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Cà Mau (bìa phải) trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh và Bảng ghi nhớ tấm lòng vàng cho đại diện gia đình ông Lê Duy Phong, TP Cần Thơ).

5/ Hộ ông Đỗ Ngọc Hương, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, là nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam nhưng ông Hương không bao giờ lùi bước trong cuộc sống. Dù lớn tuổi và mang trong người nhiều thứ bệnh nhưng ông vẫn hăng hái trong s