Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, song hàng triệu người dân Việt Nam và những thế hệ thứ ba, thứ tư sinh ra trong hòa bình vẫn hằng ngày phải mang trong mình di họa của cuộc chiến ấy - phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do Mỹ rải xuống khắp chiến trường miền Nam trong 10 năm trời, bắt đầu từ ngày 10/8/1961. Từ năm 2004, ngày 10/8 hằng năm được lấy làm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Nhiều hành động, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực thi nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, hãy cùng chia sẻ với nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cũng để thức tỉnh lương tri nhân loại cùng chung tay đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân.
Cháu Lê Tiến Dũng, con anh Lê Hồng Tuyến, ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Anh Tuyến từng tham gia chiến trường Quảng Trị thời kỳ chống Mỹ, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên khi cháu Dũng sinh ra bị dị dạng do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin (2000).
Ông Phạm Xuân Mậu tại thôn 15 xã Khánh Trung huyện Yên Khánh chăm sóc người con trai bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin.
Bà Vũ Thị Dơn tại xóm Chùa, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh có 2 con gái (sinh 1969 và 1975) đều bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.
Toàn cảnh buổi tọa đàm về tác động của CĐDC đối với MT và sức khỏe người dân của Liên minh Châu Âu.
Tháng 5/2014, bà Trần Tố Nga (ảnh), Việt kiều tại Pháp, đứng đơn kiện 26 công ty hóa chất của Mỹ, trong đó có công ty Monsanto, công ty hóa chất Dow, Tập đoàn OEC... đã cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng triệu người Việt Nam, trong đó có bà và các con bà. Phiên tòa đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin sau đó đã khai mạc ngày 16/4/2015 tại Tòa Đại hình ở thành phố Evry, ngoại ô Paris.
Nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giúp các trẻ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin tập phục hồi chức năng (2015).
Trẻ bị di chứng chất độc da cam/dioxin được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình – Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh (2011
Chăm sóc y tế cho các đối tượng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Thành phố Hà Nội.
Sáng 20/4/2019, tại Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kiên Giang Trần Thu Vân tặng quà của Hội cho gia đình anh Phạm Văn Bưởi và chị Nguyễn Thị Viễn, xã Mông Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Ngày 7/11/2018, Việt Nam và Mỹ đã hoàn tất Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng kéo dài 6 năm với kinh phí 110 triệu USD, một trong 2 điểm nóng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin lớn nhất ở Việt Nam, sau sân bay Biên Hòa (Đồng Nai)
Sau 6 tháng điều tra và 2 ngày xét xử, kết thúc phiên tòa luận tội Công ty hóa chất Monsanto (Mỹ), ngày 18/4/2017, Tòa án Quốc tế tại La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết kết án Công ty Monsanto về tội hủy diệt môi trường, gây tác hại lâu dài tới hệ sinh thái và cuộc sống của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Lã Chung Khánh ở phố Đông Nam thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam/dioxin nên mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh đều phải có người giúp đỡ.
Các em học sinh xem Triển lãm vũ khí hóa học QĐ Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
Chiều 17/10/2017, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm việc về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng
Bác Từ Đức Phảng, ở phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong chiến tranh là chiến sĩ quân cảnh bảo vệ đường, kho, trạm. Năm 1975, bác Phản trực tiếp cứu chữa vụ cháy kho vũ khí Đồng Bà Thìn - Cam Ranh và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, khiến da bị nổi từng mảng đen, đỏ, tóc, lông mày, lông mi rụng hết
Hội nghị bàn tròn lần thứ hai của Nhóm đối thoại Việt – Mỹ về chất độc da cam/dioxin được tổ chức tại thành phố Biên Hoà (Đồng Nai), ngày 21/4/2014, nhằm xem xét những nỗ lực và sự đóng góp của các bên trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam
Chiều 17/10/2017, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm việc về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng
Bà Debra Jeanne Kraus, họa sỹ người Mỹ (có chồng là cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và đã chết) đến thăm 2 nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được nuôi dưỡng, điều trị tại làng Hữu Nghị, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)
Gia đình ông Nguyễn Hữu Dõng, ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam có 7 người con bị di chứng chất độc da cam, là một trong 200 hộ gia đình đã từng bước ổn định cuộc sống từ dự án nuôi bò của Quỹ Hòa giải - Hàn gắn vết thương chiến tranh (Mỹ) do Quỹ Bảo trợ nạn nhân da cam hỗ trợ từ năm 2007 (2011)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt (2016)
Anh Trần Quang Thân, ở chợ Đầm Nha Trang, chuyên làm nghề đào bới phế liệu, chủ yếu ở các khu quân sự Mỹ ngụy trước đây nên đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hậu quả là con của anh bị dị dạng, mất trí (2000).
Lễ ký bản ghi nhận ý định giữa Cục khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa, Việt Nam (23/1/2018)
Ngày 5/8/2018, Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đi bộ “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo" nhằm quyên góp, gây quỹ chăm lo, trợ giúp chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và người khuyết tật nghèo, hưởng ứng Tháng hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo (5/8 - 5/9/2018).
Gia đình anh Phạm Văn Bưởi và chị Nguyễn Thị Viễn, xã Mông Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin (2016).
Liên mính Châu Âu tọa đàm về tác động của CDDC tới môi trường và sức khỏe người dân. Chủ tọa cuộc tọa đàm
Chị Trần Thị Hoà, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là bộ đội công binh Đoàn 559 Trường Sơn, bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, teo liệt toàn thân, phải sống nương tựa vào sự chăm sóc của cha mẹ già
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin học văn hóa tại một cơ sở nuôi dưỡng ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng (2015)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tại Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2016), sáng 10/8/2016, tại Hà Nội.
Trao tặng Bằng khen cho các học sinh là con, cháu thương binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tiêu biểu, vượt khó vươn lên, giành kết quả xuất sắc trong học tập và rèn luyện, ngày 27/8/2017
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân, phải vận động bằng đầu gối do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường, sinh sống trong vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên nỗi đau, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống, hoa cảnh, mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, có thu nhập ổn định (2010)
Ông Đinh Công Thọ ở phố Cầu Huyện thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư chăm sóc con gái Đinh Thị Mừng bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam/dioxin
Cán bộ xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến thăm, tặng quà cho cháu Lê Xuân Diệu (sinh năm 1990), con anh Lê Xuân Đường, bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, bị dị dạng do nhiễm chất độc da cam/dioxin (1998)
Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Nam chăm sóc bán trú cho hàng chục trẻ của thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh.
Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (bên phải) tiếp nhận số tiền 500.000 yên Nhật của ông Numanamin Yuichi ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thông qua Hội viện trợ trẻ em chất độc da cam của Nhật (11/9/2008)
Vợ chồng anh Hoàng Nguyên Hòa và chị Nguyễn Thị Ân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đều ở chiến trường trở về, có 2 con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. Các cháu đều được nhận trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ tỉnh (2002)
Ông Phạm Hồng Phong xóm 8 Khánh Nhạc huyện Yên Khánh có 3 người con đều nhiễm chất độc da cam/dioxin, 2 người con đã mất, còn lại cô con gái bị bại liệt, tâm thần.
Em Võ Thị Yến Nhi, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh bị bệnh xương thủy tinh, do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ người thân trong gia đình. Em không tự đi lại được nhưng vẫn ham học, hằng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trao đổi với các đại biểu quốc tế tại Hội nghị khoa học quốc tế "Nạn nhân chất độc da cam/dioxin - những điều mong muốn" (16-17/3/2006).
Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và con bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002)
Anh Chu Đức Toàn bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin, hiện đang sống cùng chị gái tại đội 3 thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư
Ngày 4/1/2010, đoàn đại biểu thuộc Tổ chức “Sáng kiến Hòa bình Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam” (VVPI) do bà Mokie Pratt Porter, Phó Chủ tịch VVPI, Giám đốc Thông tin của tổ chức “Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam” (VVA) dẫn đầu, đến thăm Bệnh viện K, cơ sở 2 Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) để thăm, tặng quà, tìm hiểu hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin học nghề tại cơ sở nuôi dưỡng quận Thanh Khê, Đà Nẵng (2015)
Sáng 20/4/2019, tại Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Dự án xử lý ô nhiễm dioxin sân bay Biên Hòa
Nguồn: TTXVN