Chất màu da cam là một chất diệt cỏ được sản xuất vào những năm 1940. Chất này đã được quân đội Mỹ và đồng minh sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi rừng và rừng sú vẹt nhằm làm lộ ra các con đường vận tải và các căn cứ quân sự; phá huỷ mùa màng ngăn ta không có lương thực dự trữ
Chất độc màu da cam là gì?
Chất màu da cam là một chất diệt cỏ được sản xuất vào những năm 1940. Chất này đã được quân đội Mỹ và đồng minh sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi rừng và rừng sú vẹt nhằm làm lộ ra các con đường vận tải và các căn cứ quân sự; phá huỷ mùa màng ngăn ta không có lương thực dự trữ. Để phân biệt các chất khác nhau, các thùng được mang những cái băng màu nhận dạng. Các màu trong sắc cầu vồng được dùng và tên các chất diệt cỏ được gọi theo tên các băng màu trên thùng chứa nó: chất Xanh, chất Đỏ, ... Tên “chất màu da cam” đại diện cho tất cả các chất diệt cỏ đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
2 > Tại sao Chất Màu Da Cam lại nguy hiểm
Hai phần ba chất diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trong đó có chất màu da cam có chứa a-xit 2,4,5-T. Thế nhưng axit này khi được sản xuất ra từ các nhà máy công nghiệp thường có chứa một lượng đáng kể TCDD lẫn vào. Đây là một chất cực độc.
3 > Đã có bao nhiêu chất diệt cỏ được rải xuống Việt Nam ?
Theo các thống kê, từ năm 1961 đến năm 1971, 76 triệu lít chất diệt cỏ đã được trút xuống Việt Nam. Diện tích bị ảnh hưởng được ước tính là 29 triệu ares. Theo các số liệu mới đây nhất [1], riêng quân đội Mỹ đã rải xuống Việt nam hơn 300 kg đi-ô-xin TCDD. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là miền nam Việt Nam, tuy nhiên, các nước Lào và Campuchia cũng phải chịu ảnh hưởng của các chất diệt cỏ.
[1] J.M. Stellman, S.D. Stellman, R. Christian, T. Weber et C. Tomasallo, "The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Việt Nam", Nature, Volume 422, Avril 2003.
4 > Đi-ô-xin gây ra những tác động như thế nào ?
Ở người, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với đi-ô-xin hàm lượng cao có thể dẫn đến những triệu chứng ngoài da , tạo ra những vết sẫm màu, hoặc các rối loạn chức năng của gan. Các tiếp xúc lâu dài có thể tác đến hệ thống miễn dịch, gây rối loạn sự phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và cả chức năng sinh sản. Tiếp xúc trường kỳ với đi-ô-xin có thể làm xuất hiện một số bệnh ung thư ở động vật.
5 > Có bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng bởi các chất diệt cỏ ở Việt Nam ?
Theo những thống kê mới nhất [1], có khoảng từ 2,1 đến 4,8 triệu người đã bị nhiễm các chất diệt cỏ. Các nạn nhân phần lớn là dân thường và quân nhân Việt Nam, ngoài ra còn có một số công dân và lính Mĩ, cùng với các đồng minh của họ đến từ Úc, Ca-na-đa, New Zealand, Hàn-Quốc.
[1] J.M. Stellman, S.D. Stellman, R. Christian, T. Weber et C. Tomasallo, "The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Việt Nam", Nature, Volume 422, Avril 2003.
6 > Chiến dịch Hadès là gì ?
Đó là tên của chiến dịch huỷ diệt rừng ở miền nam Việt Nam bằng đường không của Mỹ. Chiến dịch này do Kennedy ra lệnh thực hiện vào năm 1961 và kết thúc vào năm 1971. Do từ Hadès quá «lộ » (Hadès-tử thần), tên chiến dịch được chuyển ngay sau đó thành Ranch Hand.
7 > Mỹ có nhận trách nhiệm về hậu quả gây ra do chất diệt cỏ ở Việt Nam hay không ?
Không, Mỹ đã chối bỏ mọi trách nhiệm, và cũng không bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam.
8 > Những cựu binh Mỹ là nạn nhân của chất màu da cam có đâm đơn kiện không ?
Bởi vì họ không có quyền kiện chính phủ Mỹ nên họ đã kiện các nhà sản xuất chất màu da cam. Năm 1984, họ đã đạt được một thoả thuận hoà giải : để đổi lại việc các cựu chiến binh ngừng theo kiện, các nhà sản xuất phải đền bù 180 triệu đô-la Mỹ.
9 > Và hiện tại ?
Ba mươi năm sau, những triệu chứng liên quan tới đi-ô-xin vẫn xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do dảnh hưởng của đi-ô-xin. Ở nhiểu vùng, tỉ lệ đi-ô-xin trong đất vẫn còn rất cao. Một số nghiên cứu còn cho thấy : vì đi-ô-xin vẫn còn trong đất và các nguồn nước, các hoạt động nông nghiệp trong các vùng bị nhiễm độc cũng có khả năng gây ảnh hưởng lên người.
10 > Đi-ô-xin, vấn đề toàn cầu ?
Đi-ô-xin không chỉ là một vấn đề liên quan đến Việt Nam. Các hoạt động công nghiệp thường ngày cũng vô tình thải ra đi-ô-xin, đáng kể đến như quá trình đốt rác thải, quá trình tẩy trắng nguyên liệu làm giấy. Thảm hoạ ở Seveso, Ý - năm 1976, là một trong những bằng chứng cho thấy sự nguy hiểm của đi-ô-xin.
VAVA Kiên Giang