Chiến tranh đi qua, nhưng di chứng, nỗi dau da cam Dioxin vẫn còn hiện hữu và đang đè nặng lên cuộc sống của nhiều gia đình. Song song với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các chính sách chăm lo cho người có công, nạn nhân CĐDC được thực hiện khá tốt, bên cạnh đó nhiều nạn nhân chất độc Da cam ở tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng vẫn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tích tham gia phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình trở thành những tấm gương sáng có ích cho gia đình và xã hội. Với họ tinh thần học Bác luôn hiện hữu ở mọi thời đại.

     Huyện Ngọc Hiển có tổng số 289 nạn nhân nhiễm CĐDC, trong đó 140 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 104 NNCĐDC là con người tham gia kháng chiến và 45 NNCĐ DC là dân thường. Những năm qua, BCH, BTV Hội NNCĐDC Dioxin huyện đã lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục vận động cộng đồng xã hội chung tay, góp sức giúp đỡ nạn nhân trong huyện, động viên về tinh thần, hỗ trợ vật chất giúp họ ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, đơn vị quan tâm củng cố tổ chức cơ sở Hội, tổ chức vận động Người cao tuổi, Nông dân, CCB, phụ nữ tham gia làm hội viên các chi hội ở các ấp, khóm xây dựng kế hoạch tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TW của Ban Bí thư TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tổ chức kỷ niêm 61 năm ngày thảm họa da cam Việt Nam, hàng năm vận động quỹ giao động 500 triệu đến 1 tỷ đồng quà và tiền mặt, hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

    Ông Dương Thanh Hải, Chủ tịch Hội NNCĐDC Dioxin huyện Ngọc Hiển, cho biết: Hội NNCĐDC Dioxin huyện hiện có 7 hội cơ sở và 68 chi hội ấp, khóm với tổng số 758 hội viên. Thời gian qua hội viên và NNCĐDC huyện đã phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời chiến lẫn thời bình. Dẫu rằng sau khi hòa bình lập lại nhiều hội viên, gia đình nạn nhân nhiễm chất độc da cam sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong lao động sinh hoạt, song với tinh thần, khí chất của người lính Cụ Hồ, họ luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, chung tay góp sức xây dựng quê hương.

     Sinh ra lớn lên tạ tại ấp Mũi, xã Cồn Mũi xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, năm 1969, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Tạ Thanh Long lên nhập ngũ. Những năm tháng chiến tranh ác liệt, ông đã từng tham gia đội quân chủ lực (Quân khu 9) chuyến đánh tàu giặc trên biển, và thành viên tham gia đoàn tàu không số vận chuyển vũ khí đường biển. Trải qua nhiều trận chiến đấu ác liệt với đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, năm 1972 trong trận đánh đối đầu với dịch tại Đồn Gành Hào, ông Thanh Long bị dịch bắn trọng thương ở chân, sau khi dưỡng thương hơn 3 tháng phục hồi ông tiếp chiến đấu cho đến hòa bình. Về cuộc sống đời thường, với thương tật ở chân, ông Long trở thành thương binh ¾, cùng với ảnh hưởng chất độc hóa học, con thứ của ông Long cũng trở thành nạn nhân CĐDC. Dù sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt có phần hạn chế, song ông Long chăm chỉ làm ăn, quyết tâm phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Những năm đầu lập nghiệp ông Long theo nghề đi ghe biển truyền thống của gia đình, hơn 10 năm gắn bó với nghề, dành được số vốn ông mở cơ sở kinh doanh tạp hóa, lợi nhuận mang lại 15-20 triệu/tháng. Bên cạnh đó, ông Long còn tham gia HTX nuôi chồn hương xã Đất Mũi, hằng năm có thêm thu nhập 50-70 triệu đồng. Ông Tạ Thanh Long, cho biết: Truyền thống gia đình đã theo cách mạng, tôi cũng từ đó noi theo. Hòa bình lập lại, dù có hạn chế về sức khỏe, nhưng khi còn sức khỏe thì chúng tôi cố gắng vươn lên, để giảm bớt gánh nặng cho xã hội, góp phần chăm sóc tốt cho nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn hơn.

    Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Thạch, ấp Mũi, xã Đất Mũi có đến 3 nạn nhân CĐDC gồm bà Thạch, chồng và con. Theo lời đánh giá của ông Mã Văn Tến, chủ tịch Hội NNCĐDC xã Đất Mũi: Gia đình bà Thạch là một trong số 33 nạn nhân CĐDC tiêu biểu nhất trên địa bàn xã trong việc nỗ lực vươn lên hoàn cảnh, ổn định cuộc sống và thực hiện các phong trào do địa phương phát động, như: Trồng cây xanh góp phần hình thành tuyến đường hoa xây dựng NTM, thực hiện vườn rau ao cá... góp phần tiết kiêm chi phí sinh hoạt trong gia đình.

    Ông Dương Thanh Hải, Chủ tịch Hội NNCĐDC Dioxin huyện Ngọc Hiển, cho biết thêm: Để góp phần lan tỏa cuộc vận động Học tập và làm theo tư tường, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội NNCĐCD Ngọc Hiển đã nỗ lực phối hợp chặt với các ngành liên quan làm tốt công tác tuyên truyền thảm họa da cam, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chi trả trợ cấp đúng, đủ, kịp thời và hướng dẫn người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học làm thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước. Tuyên dương kịp thời những tấm gương nạn nhân nhiễm CĐDC, gia đình NNCĐDC vươn lên, có mô hình sản xuất hiệu quả, các hội viên tích cực trong công tác vận động giúp đỡ nạn nhân vươn lên...Qua đây thể hiện sự quan tâm, chăm lo đối tượng người có công, đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần tạo sức lan tỏa, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ hội viên và nhân dân để mọi người hiểu và ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chât giúp nạn nhân vươn lên trong cuộc sống.

     Một số hình ảnh:

1/ Ông Tạ Thanh Long bên bức ảnh Đoàn tàu không số trên đường vận chuyển vũ khí vào chiến trường Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2/ Trong cuộc sống đời thường ông Tạ Thanh Long luôn tiên phong trong sản xuất kinh doanh, phát triển thêm các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại...để mang nguồn thu nhập ồn định cho gia đình, với trên 200 triệu đồng/năm.

3/ Bà Nguyễn Thị Ngọc Thạch, ấp Mũi, xã Đất Mũi không chỉ nỗ lực chăm lo tốt cho chồng, con là nạn nhân CĐDC mà bà Thạch còn tích thực thực hiện tốt các phong trào do địa phương phát động, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.

                                                                                                                                      LOAN PHƯƠNG